Giới thiệu chung

21-11-2021 Hồ Diên Lợi
  1. Giới thiệu về Khoa:

 – Khoa Cơ khí Động lực, tiền thân là bộ môn công nghệ kỹ thuật ô tô được thành lập vào năm 2009 thuộc Khoa Cơ khí, đến năm 2011 Hiệu trưởng Nhà trường quyết định thành lập Khoa Cơ khí Động lực từ Bộ môn công nghệ kỹ thuật ô tô.

 – Phát triển từ bộ môn công nghệ kỹ thuật ô tô, Khoa Cơ khí Động lực đã khẳng định được thương hiệu, vị thế và uy tín trong xã hội. Khoa Cơ khí Động lực là một trong các Khoa có quy mô đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp lớn của Nhà trường.

  – Trong những năm qua, Khoa đã được Nhà trường đầu tư hàng tỷ đồng để hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ giảng dạy như: Động cơ phun xăng điện tử đời mới; động cơ phun dầu điện tử; các thiết bị đo kiểm hiện đại như: thiết bị đo khí thải, thiết bị kiểm tra độ chụm và góc đặt bánh xe, thiết bị hiện xung sóng, thiết bị chẩn đoán động cơ, thiết bị chẩn đoán hệ thống điện ô tô. Ngoài ra, sinh viên còn được thực tập trên các xe ô tô đời mới.

                Hình 1. Sinh viên đi tham quan thực tế tại                               Hình 2. Giảng viên của Khoa đi tập huấn        

                Công ty Ô tô Mercedes – Benz Việt Nam.                                  công nghệ tại trường CĐ Annieslens.

 – Tổng số cán bộ giảng viên, nhân viên trong khoa là 16 (trong đó 13 thạc sĩ, 2 kỹ sư  và 1 cử nhân, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành, đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực lớn. Sinh viên của Khoa ra trường được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, có tay nghề vững vàng, đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng và đang tham gia vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô,…

  1. Mục tiêu đào tạo.

 2.1. Mục tiêu chung.

  • Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn về các hệ thống trên ôtô; kỹ năng bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa được hư hỏng của các hệ thống trên ô tô; sử dụng thành thạo các thiết bị trong xưởng sửa chữa ôtô.
  • Có khả năng giao tiếp Tiếng Anh tương đương trình độ B quốc gia, đọc hiểu và dịch được một số tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hoặc giao tiếp Tiếng Nhật tương đương N5; ứng dụng được những kỹ năng tin học cơ bản phục vụ trong công việc, học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn định hướng cho sinh viên phát triển các kỹ năng mềm cần thiết để thích ứng nhanh và hiệu quả với các công việc có tính chất khác nhau trong sản xuất thực tế.
  • Với kiến thức và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập, các cử nhân sau khi ra trường có khả năng học lên trình độ đại học, tự nghiên cứu hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ để thích nghi tốt với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô.

  2.2. Mục tiêu cụ thể.

 2.2.1. Thái độ.

  • Có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.
  • Đề cao ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân.
  • Có tinh thần cầu tiến, chủ động thiết lập mối quan hệ xã hội.
  • Có ý thức về rèn luyện sức khỏe, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  • Nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của mình trong quốc phòng, an ninh Tổ quốc, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • Có lòng yêu nghề, tinh thần đoàn kết, trung thực, tự tin, mạnh dạn khẳng định năng lực trong các công việc được giao.

  2.2.2. Kiến thức.

  • Có hiểu biết về chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội có liên quan để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
  • Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống trên ô tô.
  • Giải thích được các sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện điều khiển trên ô tô.
  • Phân tích được các nguyên nhân dẫn đến hư hỏng của các hệ thống trên ô tô trong quá trình hoạt động.
  • Liệt kê được các thiết bị kiểm tra, chẩn đoán và thiết bị sửa chữa trong sửa chữa ô tô.

2.2.3. Kỹ năng.

  • Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ để phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu chuyên môn.
  • Lựa chọn được các thiết bị của xưởng sửa chữa ô tô với quy mô nhỏ và vừa.
  • Sử dụng được các thiết bị kiểm tra, chẩn đoán và thiết bị sửa chữa trong sửa chữa ô tô.
  • Lập và thực hiện được quy trình tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các hệ thống trên ô tô.
  • Thực hiện được các công đoạn lắp ráp ô tô dạng công nghiệp tại các doanh nghiệp lắp ráp ô tô.
  • Làm việc độc lập, làm việc nhóm, tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, viết báo cáo.
  1. Cơ sở vật chất:

 – Được sự quan tâm của BGH Nhà trường, Khoa Cơ khí động lực hiện đang có 10 xưởng thực tập, điều này tạo cơ hội cho sinh viên thường xuyên được thực tập trên các động cơ, hệ thống trên ô tô, xe ô tô, các thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa thực tế, giúp các sinh viên của Khoa nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới, cũng như phát triển kỹ năng nghề gồm:

  • Xưởng thực tập động cơ xăng (2 xưởng)
  • Xưởng thực tập động cơ phun xăng điện tử (2 xưởng)
  • Xưởng thực tập động cơ diesel và động cơ Common rail (2 xưởng)
  • Xưởng thực tập điện – điện tử ô tô (2 xưởng)
  • Xưởng thực tập khung gầm ô tô (2 xưởng)
  • Thiết bị nâng hạ ô tô (1 trụ và 2 trụ)
  • Xe ô tô thực tập Suzuki, Toyota, Mitshubishi, Kia…
  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

      Mới tốt nghiệp.

  • Nhân viên kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, phụ kiện ô tô và máy động lực.
  • Nhân viên kỹ thuật tại các doanh nghiệp lắp ráp ô tô và máy động lực.
  • Tự bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh trong thời gian ngắn để làm nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô và máy động lực.
  • Nhân viên tại các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
  • Nhân viên tổ bảo trì thiết bị tại các công ty sản suất kinh doanh có liên quan đến ngành cơ khí động lực.
  • Nhân viên tại các trung tâm bảo trì, sửa chữa ô tô và máy động lực.

      Sự nghiệp lâu dài.

  • Quản lý kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô và máy động lực.
  • Quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô và máy động lực.
  • Quản lý trung tâm tại các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
  • Tổ trưởng tổ bảo trì thiết bị tại các công ty sản suất kinh doanh có liên quan đến ngành cơ khí động lực.
  • Quản lý trung tâm bảo trì và sửa chữa ô tô.
  • Quản lý dây chuyền lắp ráp ô tô.
  • Giảng dạy tại các trường dạy nghề có ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.
  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ:

    Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức, tay nghề để hòa nhập vào thực tiễn sản xuất và tiếp cận công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

   – Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

– Địa chỉ: Số 20 – Tăng Nhơn Phú – P Phước Long B – Tp.Thủ Đức – Tp.HCM

– Số điện thoại : 0988.660.154 – 0989.300.524 – 0902.491.699

– Email: ckdl@hitu.edu.vn